Những ngày lễ trong tháng 10 âm phải biết cúng chiêu an, cầu may

Theo lịch âm tháng 10 có ngày lễ gì quan trọng giúp chiêu an, cầu may mắn đến nhà?

Mua bưởi da xanh Hữu cơ giá tốt nhấtẤn vào MUA Bưởi da xanh hữu cơ Cúng Rằm

I. CÁC NGÀY LỄ TRONG THÁNG 10 ÂM LỊCH QUAN TRỌNG

Theo lịch âm tháng 10 có ngày lễ gì quan trọng giúp chiêu an, cầu may mắn đến nhà?

Tháng 10 âm lịch ngoài cúng mùng một (1/10) và rằm (15/10) thì theo phong tục tập quán truyền thống sẽ có thêm ngày lễ hay Tết Trùng Thập (10/10) và lễ Hạ Nguyên (15/10) theo Phật Giáo thường được người dân tổ chức cúng lễ.

Về nguồn gốc xa xưa thì trong tháng 10 sẽ gồm có:

- Ngày Tết Trùng thập bao gồm: Tết Cơm mới và Tết Thầy thuốc tháng 10  tổ chức cúng lễ vào ngày 10/10.

- Ngày Lễ hay Tết Hạ Nguyên ngày lễ tháng 10 của Phật Giáo và theo phong tục diễn ra vào ngày 15/10 âm lịch hàng năm với mục đích răn dạy các phật tử làm điều thiện, tu tâm dưỡng tính.

Tết Trùng Thập, Hạ Nguyên là các ngày lễ tháng 10 âm âm lịch trọng đại

Do đó, các ngày lễ tháng 10 âm lịch có 3 ngày tết diễn ra trong hai ngày 10 hoặc 15 tháng 10 hàng năm. Tuy nhiên, các ngày lễ tháng 10 âm lịch ngày tương đối gần nhau và vì thế nhà nhiều người vẫn trả lời câu hỏi ngày trùng thập là ngày tết Hạ Nguyên. Hay nói cách khác có sự đồng nhất 2 ngày lễ lớn trong tháng 10 âm và thường hiểu Tết Thập (Tết Song Lập) là tết Hạ Nguyên, Tết cúng cơm mới, Tết các thầy thuốc. Vì thế mà có quan niệm có thể tổ chức các ngày lễ lớn trong tháng 10 âm này vào ngày 10 hoặc 15/10 hàng tháng mà không nhất thiết phải tổ chức vào đúng ngày theo nguồn gốc. 

Cùng khám phá nguồn gốc, phong tục, ý nghĩa ngày lễ tết Trùng Thập và Tết Hạ Nguyên là gì mà được xem là các ngày lễ trong tháng 10 âm quan trọng cần biết để sắm lễ cúng tạ ơn, cầu may mắn.

II. NGÀY TẾT TRÙNG THẬP LÀ GÌ, NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA

TẾT TRÙNG THẬP LÀ GÌ?

Nếu bạn chưa biết Tết Trùng Thập là gì thì lễ tết này còn gọi là tết Song Thập, đây là ngày Tết truyền thống của nhiều người dân trên các vùng miền Việt Nam từ xưa đến nay. Sở dĩ có tên gọi là ngày Tết, ngày Lễ Trùng Thập bởi nó được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm (ngày song thập 10/10).

Bởi vậy mà Ngày Tết Trùng Thập diễn ra vào ngày 10-10 âm hàng năm như đúng tên gọi hoặc cũng có thể tổ chức. Lễ Tết Trùng Thập được nhắc đến như một dịp với ý nghĩa là ngày Tết Cơm mới tháng 10, Tết Thầy Thuốc.

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA TẾT TRÙNG THẬP - NGÀY SONG THẬP LÀ GÌ?

- Tết Trùng Thập là ngày Tết thầy thuốc bởi Theo quan niệm và sách Dược lễ lễ ngày 10-10 âm lịch hàng năm là thời điểm mà những cây thuốc tụ được khí - âm dương và lết được tứ tiết Xuân - Hạ - Thu - Đông nên có chất lượng tốt nhất. Vì vậy mà những người làm nghề thầy thuộc xem đây là một ngày lễ tết quan trọng.

- Tết Trùng Thập là ngày Tết Cơm mới (Lễ Thường Tân) bởi theo truyền thuyết xưa đây là thời điểm này là khi vụ mùa tháng 10 đã phơi gặt xong và người dân muốn cảm tả ơn của Thần Nông - vị thần cai quản việc nông nghiệp thời gian qua đã quan tâm và chăm sóc ruộng vườn, cho kết quả thu hoạch, cuộc sống ấm no. Cho nên hàng năm đúng ngày 10 hoặc ngày 15 rằm tháng 10 người dân sẽ làm lễ cúng cơm mới cảm tạ Thần Nông và cầu mong một vụ mua mới bội thu hơn.

Hoặc theo cách lý giải khác thì hàng năm cứ đúng ngày Trùng Thập 10-10 Thiên Đình sẽ cử thần Tam Thanh xuống nhân gian để thị sát và về báo Ngọc Hoàng tình hình. Cho nên người dân để đón mừng và cầu mong Thần Tam Thanh ban phước đã dùng gạo mới thu hoạch được làm lễ cúng khấn tế thần mong sẽ được Thần về tâu với ngọc Hoàng xin ban phúc lành, vụ mua sau thuận lợi, bội thu, ấm no.

Vì vậy, ý nghĩa ngày Song Thập đó cúng mang ý nghĩa là cúng cơm mới để báo các với tổ tiên, thần linh thành quả, lời cảm tạ đã bạn lộc mua, mong muốn mua sau tiếp tục thắng lời và cũng là mừng một ngày vụ mùa thuận lợi. 

Ý nghĩa của tết Trùng thập là Tết thầy thuốc, cơm mới tháng 10 âm lịch

PHONG TỤC NGÀY TẾT TRÙNG THẬP

Ngày Tết Trùng Thập theo phong tục những ngày này người làm thầy thuốc sẽ làm lễ đãi các đệ tử, mở rộng quan hệ ngoại giao và các khách hàng thân thiết của mình.

Đối với những người không phải thầy thuốc, tại các vùng quê Việt Nam sẽ xem đây là ngày cúng cơm mới nên thường làm lễ cúng với đủ các loại bánh bột lọc, bánh giầy, bánh dẻo… được làm từ hạt gạo từ vụ mùa mới. Theo truyền thống, nếu chưa cúng cơm mới thì sẽ chưa được sử dụng lúa gạo của vụ mùa mới. 

Mâm lễ cúng cơm mới tháng 10 giống như cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm để cúng tổ tiên, thần linh, thổ địa. Và Sau khi làm lễ Song Thập cúng cơm mới xong mỗi nhà sẽ đem bánh biếu người thân, hàng xóm láng giềng xung quanh để tăng tình đoàn kết.

Tùy theo từng vùng miền mà ngày Tết Trùng Thập sẽ được tổ chức với quy  mô khác nhau như:

- Ở vùng miền núi phía Bắc hoặc Tây Nguyên: Đây là nơi rất xem trọng lễ cúng cơm mới ngày Song Thập do đây là nơi khó khăn trong việc sản xuất lương thực, kinh tế thiếu thốn nên rất xem trọng một vụ mùa bội thu. Do đó, lễ cúng thường được diễn ra với quy mô lớn trên toàn địa phương như một lễ hội quan trọng bật nhất với ý nghĩa tôn thờ “Giàng” như một vị thần linh của núi rừng với vai trò chủ lễ cầu mưa thuận gió hòa. Ngoài ra, ở một số dân tộc và địa phương khác nhau thì có thể tổ chức lễ mừng này kéo dài 1 -2 tháng và thời điểm khác như người J’rai và Bahnar làm lễ từ tháng 11 dương tới hết tháng Giêng năm sau.

- Ở các vùng đồng bằng ở miền Bắc tới miền Nam thì thường tổ chức đúng vào ngày Trùng Thập theo đúng vụ mùa kết thúc hàng năm. Riêng cá biệt có ở Thanh Trì ăn Tết Trùng Thập vào ngày 31 tháng 10.

III. TẾT HẠ NGUYÊN LÀ GÌ, NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA

NGUỒN GỐC NGÀY TẾT HẠ NGUYÊN

Bên cạnh Tết cơm mới - Lễ Thượng Tân mùng 10/10 thì tết Hạ Nguyên 15/10 âm lịch cũng là ngày lễ rất quan trọng trong năm. Theo quan niệm Phật Giáo có Lễ Thượng Nguyên thì phải có Hạ Nguyên. Vì vậy ngày Tết Hạ Nguyên là tết theo quan niệm Phật Giáo để đối với Lễ Thượng Nguyên (Tết Nguyên Tiêu - Rằm Tháng Giêng ngày 15 tháng 1 âm lịch) hàng năm theo tục lệ như Phật Giáo.

Cỗ chay cúng Tết Hạ Nguyên Rằm tháng 10 âm lịch theo Phật Giáo

Ý NGHĨA TẾT HẠ NGUYÊN LÀ GÌ?

Ngày Lễ Tết Hạ Nguyên tuy không phải là một ngày lễ lớn theo Phật Giáo như Lễ Thượng Nguyên nhưng ý nghĩa về tâm linh đối với các Phật tử và người dân trên cả nước rất lớn. Đây là ngày cho mọi người làm việc thiện, tu tâm dưỡng tính và nhờ đức chư Phật bảo hộ, độ trì đến ông bà tổ tiên bảo bảo, che chở. Đồng thời ý nghĩa Tết Hạ Nguyên ngày 15/10 âm lịch hàng năm ngoài cầu an thì còn cầu siêu cho người đã khuất, dịp để mỗi người tưởng nhớ lại công ơn và kết nối truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Do đó vào ngày Lễ Hạ Nguyên các Phật Tử sẽ tưởng niệm công đức của chúng chư Phật Bồ Tát, tỏ lòng thành kính với công lao của Bồ Tát trong việc sáng lập, gìn giữ văn hóa tâm linh hướng thiện, trừ ác và nhớ ơn tổ tiên. Vì vậy, theo quan niệm lễ cúng Tết Hạ Nguyên sẽ diễn ra tại chùa để người người noi gương Phật. Vì vậy mà vào ngày này chốn cửa Chùa luôn đông đúc người đến làm lễ.

Với những người không phải là phật tử có thể làm lễ cúng ngày tết Hạ Nguyên tại gia để tỏ lòng thành kính đối với ông bà, gia tiên của mình, nhắc nhở bản thân phải tự rèn luyện bản như giáo huấn của tổ tiên.

IV. BÀI VĂN KHẤN NGÀY TẾT TRÙNG THẬP VÀ HẠ NGUYÊN

Có thể thấy những ngày lễ trong tháng 10 âm lịch bao gồm ngày Lễ - Tết Trùng Thập (Song Thập) và Tết Hạ Nguyên đều được tổ chức vào ngày 10-10 âm lịch hàng năm với ý nghĩa cảm tạ công ơn, cầu bình an, may mắn, thịnh vượng cho gia đình. Bởi vậy, hàng năm vào ngày Song Thập 10/10 hoặc Rằm tháng 10 đừng quên sắm lễ cúng tích tụ công đức, chiêu an, đắc lộc trong năm và những năm tới.

Vào các ngày này ngoài sắm lễ cúng theo phong tục địa phương thì chắc chắn không thể quên được các bài cúng, văn khấn ngày Tết Trùng Thập và Tết Hạ Nguyên giúp mọi việc diễn ra đúng nghi lễ và gia chủ có được nhiều điều như ý.

 MUA Bưởi Da Xanh Cúng Rằm (0975 727 188)

Mời bạn đọc cùng tham khảo Bài văn khấn ngày Tết Trùng Thập/Hạ Nguyên cho tổ tiên trong lễ cúng các ngày lễ tháng 10 âm quan trọng được chu đáo nhất do Hòa thượng Thích Phước Đạt hướng dẫn như sau:

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương Phật.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội, họ ngoại.
Tín chủ chúng con là… ngụ tại…
Hôm nay là ngày mồng mười/rằm tháng Mười là ngày Tết Cơm mới/Tết Hạ Nguyên
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, nấu cơm gạo mới, trộm nghĩ:
Cây cao bóng mát
Quả tốt hương bay
Công tài bồi xưa những ai tạo
Của quý hóa nay con cháu hưởng
Ơn trời đất Phật Tiên, chư vị Tôn thần
Sau nhờ ơn tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao
Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam
Nay nhân mùa gặt hái
Gánh nếp tẻ đầu mùa
Nghĩ đến ơn xưa
Cày bừa vun xới
Sửa nồi cơm mới
Kính cẩn dâng lên
Thường tiên nếm trước
Mong nhờ tổ phước
Hòa cốc phong đăng
Thóc lúa thêm tăng
Hoa màu tươi mới
Làm ăn tiến tới
Con cháu được nhờ
Lễ tuy đơn sơ
Tỏ lòng thành kính.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh tiên ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng hiện về chứng giám, tâm thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)”.


Từ xưa đến này ngày Tết Trùng thập luôn là một ngày có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt và thường sắm lễ đủ đầy, đứng trước bàn thờ gia tiên đọc văn khấn ngày Tết Trùng Thập với mong muốn tạ ơn thần linh, tổ tiên đã phù hộ và mong cho những điều tốt lành đến.

Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn đọc có thể hiểu, chuẩn bị và làm lễ thành tâm, chu đáo nhất.