Cách viết đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp ngày càng nhận được nhiều quan tâm khi thị trường bất động sản đất ở đang dần thu hẹp, không đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân. Hoặc khi cần theo sát việc canh tác dài ngày, người nông dân không tránh khỏi việc cần xây nhà tạm trên đất nông nghiệp.
Danh mục nội dung
Thông tin dự án sẽ chia sẻ thông tin đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp đến bạn thông qua bài viết dưới đây.
ĐỂ ĐƯỢC CẤP PHÉP XÂY NHÀ TẠM TRÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP CẦN ĐÁP ỨNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
Trước khi tiến hành viết đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp, bạn cần nắm rõ 8 điều kiện cơ bản về nhà đất để được cấp phép xây dựng như sau:
Công trình mà bạn xây dựng phải nằm trong phạm vi đã có quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn của nhà nước. Công trình được xây dựng cần phải đảm bảo phù hợp với mục đích sử dụng đất hoặc mục đích đầu tư.Khi xây dựng công trình cần đảm bảo an toàn cho chính công trình mà bạn xây dựng và các công trình lân cận.Công trình phải đạt các điều kiện yêu cầu về môi trường, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật. Bạn phải đảm bảo công trình có hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông,…Hồ sơ thiết kế của công trình phải đáp ứng quy định của pháp luật. Công trình nhà tạm phải phù hợp với quy mô và thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng do UBND cấp tỉnh quy địnhChủ nhà hoặc chủ đầu tư cần cam kết phải tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn được xây tạm và không yêu cầu bồi thường với phần công trình phát sinh. Giấy phép xây dựng tạm chỉ cấp cho từng công trình, nhà ở riêng lẻ mà không cấp theo giai đoạn và dự án.
Vậy tóm lại đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không? Nếu bạn có được sự cho phép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền thì có thể xây nhà tạm trên đất nông nghiệp với điều kiện bạn phải thực hiện thủ tục cấp phép và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã được quy định.
Cần có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền mới được xây nhà tạm trên đất nông nghiệp
HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC XIN CẤP PHÉP XÂY NHÀ TẠM TRÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHẦN HỒ SƠ
Theo quy định xây nhà tạm trên đất nông nghiệp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ như sau:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng)
- Nếu bạn chỉ chuyển mục đích một phần thửa đất thì cần chuẩn bị bản trích đo bản đồ địa chính
- 2 bản chính của bản vẽ thiết kế công trình xin phép xây dựng
THỦ TỤC XIN CẤP PHÉP XÂY NHÀ TẠM TRÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Bạn thực hiện 5 bước theo hướng dẫn như sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép xây nhà tạm trên đất nông nghiệp
Bạn chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ như đã đề cập ở phần hồ sơ.
Bước 2. Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
Bạn tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa để chuyển đến Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện. Đối với những nơi chưa có bộ phận 1 cửa, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và môi trường.
Bước 3. Các cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ
Trường hợp, hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và trao phiếu nhận cho người nộp hồ sơ. Trương hợp, hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì các bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ trong vòng không quá 3 ngày làm việc.
Bước 4. Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Người dân cần thực hiện nghĩa vụ tài chính việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo thông báo của cơ quan thuế.
Bước 5. Trả kết quả
Trong vòng không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; các cơ quan chức có thẩm quyền sẽ trả kết quả cho người dân. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian trả kết quả không quá 25 ngày.
Hồ sơ và thủ tục xin cấp phép xây nhà tạm trên đất nông nghiệp khá đơn giản
MẪU ĐƠN XIN CẤP PHÉP XÂY NHÀ TẠM TRÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp mới nhất như sau:
Đơn xin cấp phép xây nhà tạm
Theo mẫu đơn trên, bạn điền các thông tin như sau:
- [1]. Phần thông tin của chủ đầu tư: cần cung cấp đầy đủ thông tin như tên, người đại diện, địa chỉ liên hệ, số điện thoại,..
- [2]. Địa điểm xây dựng: điền đầy đủ thông tin lô đất, diện tích và địa chỉ xây dựng
- [3]. Nội dung xin phép xây dựng tạm: ghi cụ thể loại công trình, cấp công trình, diện tích xây dựng, chiều cao công trình,..
- [4]. Đơn vị thiết kế hoặc người thiết kế ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại
- [5]. Cung cấp thông tin về Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có)
- [8]. Cuối cùng người làm đơn cam kết làm theo đúng giấy phép được cấp và tự dỡ bỏ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch theo thời gian ghi trong giấy phép được cấp. Nếu không thực hiện đúng cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Sau khi viết đơn xong thì người làm đơn ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI XÂY DỰNG NHÀ TRÁI PHÉP
XÂY DỰNG NHÀ Ở TRÁI PHÉP TRÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
Theo quy định của pháp luật, người sử dụng đất cần sử dụng đúng mục đích của loại đất được quy định. Đất nông nghiệp được sử dụng dưới mục đích canh tác, trồng trọt chăn nuôi nên không được xây dựng các công trình nhà ở. Do vậy, hành vi xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp khi chưa chuyển mục đích sử dụng đất được xác định là hành vi trái pháp luật. Người có nhu cầu mua nhà cũng nên tìm hiểu kĩ thửa đất có nhà ở có sử dụng đúng mục đích hay không.
Căn cứ Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt tiền sẽ khác nhau tùy thuộc vào diện tích đã sử dụng trái phép.
Nếu người dân vi phạm việc chuyển đổi mục đích đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại các khu vực nông thôn sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 250.000.000 đồng tùy vào diện tích đã sử dụng trái phép theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Nhiều người có nhu cầu xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp
Đối với các trường hợp vi phạm, thực hiện hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt khu vực nông thôn theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.2
Trường hợp người dân tự ý chuyển đổi đất rừng bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ,… sang đất phi nông nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 250.000.000 đồng tùy vào diện tích sử dụng trái phép theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Nếu người dân có hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng của đất trồng cây hằng năm, lâu năm; đất nuôi trồng thủy hải sản, đất làm muối hoặc đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 200.000.000 đồng tùy thuộc vào diện tích đã chuyển đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Tương tự hình thức trên nhưng xảy ra ở khu vực đô thị thì sẽ bị xử phạt gấp đôi theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Người dân cần lưu ý rằng những hình thức và mức phạt như trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt sẽ tăng gấp đôi.
Bên cạnh đó, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt bổ sung. Các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm buộc phải khôi phục lại nguyên trạng của thửa đất. Người dân buộc phải đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất.
Cá nhân hoặc tổ chức vi phạm buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm mà có được. Các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
BỊ THU HỒI ĐẤT KHI XÂY NHÀ TRÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHÔNG?
Nếu người dân có hành vi tiếp tục vi phạm sau khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính khi sử dụng đất không đúng mục đích sẽ bị thu hồi đất theo điểm a Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.
Nếu bị nhà nước thu hồi đất trong trường hợp này thì hộ gia đình hoặc cá nhân sẽ không được bồi thường về đất lẫn tài sản là nhà ở gắn liền trên đất.
Hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất là hành vi trái pháp luật. Do vậy, nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng nhà cửa mà không có đất thổ cư thì hãy nộp đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp để được giải quyết. Sau khi được giải quyết xong hãy tiến hành xây dựng công trình sau để tránh bị xử phạt.