Cây trầu bà thủy sinh – Cách trồng và chăm sóc cực chuẩn

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà thủy sinh

Cây trầu bà thủy sinh là loại cây được trồng phổ biến ở văn phòng hay các quán cà phê. Loại cây này không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà còn đem lại may mắn cho gia chủ. 

Đặc điểm của cây trầu bà thủy sinh

  • Tên thường gọi: Trầu Ba Vàng, sắn dây Hoàng Kim, Hoàng Tam Điệp, Vạn Niên Thanh Leo, Thạch Cam Tử 
  • Tên khoa học: Epipremnum aureum
  • Nguồn gốc xuất xứ: Indonesia
  • Họ: Ráy
  • Môi trường sinh trưởng: tránh tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời/ nơi có nhiệt độ cao. Nên để trong bóng râm, trong nhà,…
  • Thân: Cây thân thảo, dạng leo, thân mập, tròn
  • Hoa trầu bà:  Cuống ngắn, dạng mo, bò dài hoặc buông thõng xuống xung quanh chậu cây (khi treo)
  • Lá cây: Màu xanh, dạng hình tim, thuôn dài ở đỉnh (có thể to bằng bàn tay người lớn nếu phát triển tốt)
  • Loại phù hợp để làm cây trầu bà thủy sinh: cây có lá vàng sọc và xanh

Vì sao nên trồng cây trầu bà thủy sinh?

Tại sao nên trồng?

Ưu điểm

Cây trầu bà khi được trồng thủy sinh dễ sinh trưởng, dễ chăm sóc. Đặc biệt, sắc xanh của cây tạo cảm giác dịu mắt và đem lại không gian thoải mái cho căn hộ. Nó không chỉ mang ưu điểm về thẩm mỹ mà còn có yếu tố phong thủy. Cùng Mogi tìm hiểu rõ ràng hơn trong các đề mục dưới đây!

Lợi ích 

Lợi ích khi trồng loại cây này

Công dụng

  • Trang trí không gian, tạo cảm giác trong lành, xanh mát, thư giãn cho mắt
  • Lọc không khí, loại bỏ chất gây hại cho sức khỏe, thanh lọc môi trường sống
  • Hấp thụ bức xạ điện từ
  • Làm sạch nước khi được trồng trong bể cá
  • Thành phần quan trọng trong lĩnh vực bào chế thuốc y học cổ truyền

>Xem thêm: Những loại cây lọc không khí trong phong thủy nhà ở bạn nên trồng

Ý nghĩa phong thủy

  • Tài lộc vào nhà, bình an tấn tới
  • Hạnh phúc về tình duyên
  • May mắn trong công việc, cuộc sống
  • Tăng vượng khí, đem lại cuộc sống tích cực

Những khó khăn khi trồng và cách khắc phục

Khó khăn khi trồng và cách khắc phục

Trầu bà là loại cây ưa nước. Cho nên, bạn cần tưới nước cho cây đều đặn mỗi ngày, để đảm bảo cây không bị vàng lá và luôn xanh tươi.

Trầu bà thủy sinh ưa bóng râm và không hợp với khí hậu quá nóng hay quá lạnh. Vì thế bạn nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức 15-30 độ c.

Cây trầu bà thủy sinh hợp mệnh gì?

Câu trầu bà có màu xanh nên hợp với người mệnh Mộc. Người mệnh này có tính tình rộng lượng, dễ chịu và thường được mọi người kính trọng, yêu mến. Tuy nhiên, họ có nhược điểm là đôi lúc quá tin người, thiếu quyết đoán trong công việc. Trồng cây trầu bà thủy sinh giúp người mệnh này trở nên mạnh mẽ và cố gắng không ngừng. Người thuộc mệnh Hỏa (trong Mộc sinh Hỏa) cũng khá phù hợp trồng loại cây này. Nó như loại cây điều hòa tính khí, giảm độ nóng cho người mệnh Hỏa. 

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà thủy sinh

Cách trồng 

Tuy chúng ta có nhiều cách để trồng cây trầu bà, nhưng trồng theo phương pháp thủy sinh lại là đẹp nhất. Trồng cây trầu bà bằng phương pháp thủy sinh có thể khoe được bộ rễ tự nhiên của cây và xem quá trình rễ phát triển. Điều này quả thực thú vị với một số người.

Cách trồng thủy sinh với cây trầu bà

Chọn cây giống như thế nào?

Loại cây giống chuẩn để trồng cây trầu bà bằng phương pháp thủy sinh cần đáp ứng 4 tiêu chí sau:

  • Cây giống có nhiều nhánh
  • Lá không bị hư hại, vàng, sâu bệnh
  • Thân cây không sần sùi và <45cm
  • Rễ cây khỏe, không bị hư hại

Chọn chậu như thế nào cho đúng?

Có nhiều khách hàng khi tìm mua chậu để trồng thủy sinh băn khoăn: Liệu có thể trồng cây trầu bà thủy sinh trong bể cá hay không? Dùng chậu gì thì phù hợp?

Chọn chậu như nào cho đúng?

Bạn có thể chọn chậu/bình thủy tinh giống bình nuôi cá. Loại chậu này khá phổ biến và được bán online (shoppe) hay ở các cửa hàng bán cá với giá cực rẻ. Khi chọn chậu, bạn nên chọn những chậu có đáy rộng và miệng bình nhỏ. Khi cây trầu bà sinh trưởng trong loại chậu này, rễ cây dễ phát triển và miệng bình nhỏ giúp cố định cây. Đừng quên mua thêm chút đá trắng hay sỏi để cố định cây nhé!

Các bước trồng cây

Các bước trồng cây

Bước 1: Tách bầu đất sau đó rửa rễ với nước sạch để rễ cây không bị bám bùn đất. Tỉa những phần rễ hư và cắt bớt phần lá ở gần gốc đi

Bước 2: Cho nước sạch và bỏ cây trầu bà vào sao cho nước ngập qua rễ. Bỏ sỏi vào để cố định cây. Đừng để nước ngập cả thân và lá!!

Những lưu ý khi chăm sóc loại cây này

Thay nước

  • Bạn có thể sử dụng nước đóng chai để tránh cây bị nhiễm clo từ nước máy.
  • Nếu sử dụng nước máy, bạn nên để nước máy qua đêm để loại trừ clo rồi mới sử dụng. 
  • Thay nước 2-3 tuần một lần để lá không bị ngả vàng hay rễ bị úng

Ánh sáng và nhiệt độ thích hợp

Cần ánh sáng và nhiệt độ thích hợp

  • Cây trầu bà sẽ phát triển tốt khi ở trong bóng râm, vì vậy bạn nên tránh cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Mỗi tuần, bạn có thể mang cây ra ban công cho cây đón ánh nắng mặt trời buổi sáng 1 lần cho cây thêm đẹp. 
  • Nhiệt độ thích hợp để duy trì sắc xanh cho cây là 15-30 độ c. 

Cắt tỉa

  • Trong giai đoạn nuôi trầu bà thủy sinh, bạn nhớ cắt tỉa những lá cây bị dập, vàng úa và sau đó rửa nhẹ lá cây.

Những loại trầu bà thủy sinh dễ trồng, đẹp nhất 2022

Cây trầu bà lỗ

Cây trầu bà lỗ

Cây trầu bà lỗ hay cây trầu bà lá rách là loại cây thân thảo mềm, đặc biệt có phiến lá màu xanh lục nhạt cùng nhiều lỗ khác kích thước trên lá. Những cái lỗ này tạo nên một nét khác biệt so với các loại trầu bà khác. Trầu bà lỗ có khả năng sống hoàn toàn trong môi trường bóng râm nên có thể đặt ở bất cứ góc nào. Đặt cây trầu bà lỗ trong nhà sẽ giúp gia đình bạn có nhiều sinh khí.

Đồng thời, nó cũng tạo cảm giác trong lành, xanh mát cho không gian căn hộ. Trầu bà lỗ kích thích vận may và mang tới cho gia chủ tài lộc, giàu sang, phú quý. Vì những lẽ đó, chúng ta thường bắt gặp những chậu cây trầu bà lỗ được trồng thủy sinh ở những quán cà phê. Không chỉ với mục đích trang trí, trầu bà lỗ còn mang may mắn, xua tân mệt mỏi cho người kinh doanh.

>Xem thêm: Cây Trầu Bà Lỗ – Ý nghĩa phong thủy, Cách trồng và chăm sóc cây

Cây trầu bà xanh

Cây trầu bà xanh

Cây trầu bà xanh hay cây Hoàng Tâm Diệp là loại cây nhỏ có chiều cao từ 20-30cm. Có 2 loại trầu bà xanh: trầu bà xanh ta và trầu bà xanh thái. Loại cây này có tán lá phì đại, hình tim, màu xanh ngọc lục bảo. 

Cây trầu bà cẩm thạch

Cây trầu bà cẩm thạch

Trầu bà cẩm thạch là dạng cây thân cỏ, dây leo, lá màu loang lổ trắng pha xanh. Loại cây này có khả năng loại bỏ khí độc toát ra từ máy vi tính. Ngoài ra, nó cũng đem lại may mắn, bình an cho gia chủ.

>Xem thêm: Trầu Bà Cẩm Thạch: Ý nghĩa phong thủy, đặc điểm và cách chăm sóc

Mua cây trầu bà thủy sinh ở đâu? Giá cả?

Do nhu cầu mua cây trầu bà thủy sinh trang trí nhà cửa ngày càng tăng, các địa chỉ bán cũng ngày càng nhiều lên. Bạn có thể đến 1 số chợ chuyên cung cấp cây cảnh uy tín, thuận tiện đi lại như:

1.TP.HCM

  • Vườn cây mini (479/38 Phan văn Trị, Phường 05, quận Gò Vấp)
  • Sài Gòn hoa (74/2/1D Đường 36, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức)
  • Cây cảnh nhà xanh (672/12 Lê Văn Khương, Phường Thới An, Quận 12) 

2. Hà Nội

  • Chợ hoa cây cảnh Vạn Phúc (Vạn Phúc, Hà Đông)
  • Thủy sinh 4u (Số 10 ngõ 48 Đàm Quang Trung, Long Biên)
  • Cây cảnh Minh An (số 19, ngõ 34, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm)

Mua cây trầu bà thủy sinh ở đâu? Giá bao nhiêu?

Nếu bạn quá bận rộn để tìm đến tận nơi chọn mua thì cũng đừng lo lắng. Dưới đây Mogi cung cấp cho bạn một số website uy tín để đặt mua trầu bà thủy sinh: hoasaigon.vn, mowgarden.com hay cayxanhgiare.com,… Đây là loại cây có tuổi thọ khá lâu và dễ dàng chăm sóc. Nó cũng mang tính thẩm mỹ cao và có khả năng thanh lọc không khí tốt. Tùy theo kích thước, địa chỉ mua cây mà giá sẽ dao động từ 120-220 nghìn đồng/bình. 

Như vậy, ở bài viết trên đây, chúng tôi đã đem đến cho các bạn những thông tin cơ bản nhất liên quan đến cây trầu bà thủy sinh. Hy vọng những thông tin trên sẽ đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích khi trồng và chăm sóc loại cây này. Đừng quên truy cập Mogi mỗi ngày để cập nhật những tin tức bổ ích khác liên quan đến lĩnh vực phong thủy nhé.