Tiêu chuẩn thiết kế nhà văn hóa đạt chuẩn mới nhất

Nhà văn hoá là công trình kiến trúc có ý nghĩa lớn đối với mỗi địa phương và người dân ở đây. Thiết kế nhà văn hoá như thế nào để thể hiện nét đặc trưng và ý nghĩa đó là rất quan trọng. Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu tiêu chuẩn thiết kế nhà văn hoá. 

1. Nhà văn hoá là gì? Chức năng của nhà văn hoá 

Nhà văn hoá là công trình kiến trúc của từng địa phương, đã có từ rất lâu, thực hiện chức năng riêng biệt, bao gồm:

  • Nơi tổ chức các sự kiện: đại hội thể thao, văn nghệ các cấp, công tác tuyên truyền, chương trình tập huấn, hội nghị...
  • Nơi tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...
  • Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hoá cơ sở, phát triển bồi dưỡng năng khiếu trên lĩnh vực văn hoá, văn nghệ. 
  • Địa điểm để người dân sinh hoạt tập thể, cùng nhau tham gia các lễ hội, hoạt động văn hoá để thắt chặt tính đoàn kết tập thể. 
  • Ở một vài địa phương, nhà văn hoá còn là nơi tổ chức lễ cưới cho người dân trong thôn, xã. 

Có thể thấy, nhà văn hoá có ý nghĩa lớn đối với đời sống văn hoá của người dân tại địa phương. Đồng thời, cũng là điều kiện và cơ sở để phát triển một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Muốn như vậy, việc xây dựng nhà văn hoá cần thể hiện những đặc trưng của một địa phương, thể hiện tinh thần dân tộc và tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn thiết kế nhà văn hoá. 

2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà văn hoá

Tiêu thiết kế nhà văn hoá được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9365:2012 do viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn và sửa đổi bổ sung; được Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định; Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. 

2.1. Tiêu chuẩn về thiết kế công trình

Tuỳ theo chức năng, tính chất và quy mô, nhà văn hoá được phân làm 2 loại:

  • Nhà văn hoá có nội dung hoạt động thông thường phổ biến 
  • Nhà văn hoá có những hoạt động văn hoá mang nét đặc trưng của vùng miền, địa phương

2.2. Tiêu chuẩn về khu đất 

Khu đất xây dựng nhà văn hoá, công trình văn hoá phải nằm trong quy hoạch chung đã được phê duyệt. Có khả năng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội hiện tại và trong tương lai. 

Ngoài ra, theo tiêu chuẩn thiết kế nhà văn hoá, khu đất xây dựng nhà văn hoá cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Môi trường xung quanh sạch, đẹp, rộng rãi, thích hợp cho các hoạt động tập thể và dễ dàng kết nối điện, nước, thông tin liên lạc. 
  • Thuận tiện đi lại, có hệ thống giao thông hoàn thiện.
  • Ở vị trí thuận lợi để giảm chi phí đặt nền móng và lắp đặt hệ thống thoát nước.

Lưu ý rằng không nên sử dụng đất nông nghiệp để xây nhà văn hoá. Trong trường hợp tự ý xây dựng mà không có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ vi phạm pháp luật, bị xử phạt theo quy định.

2.3. Tiêu chuẩn về diện tích 

Loại nhà văn hoá  Sức chứa (người) Diện tích quy định (ha)
Nhà văn hoá hoạt động thông thường 400 - 500 người  0,8 - 1ha 
200 - 300 người  0,6 - 0,7ha 
100 - 200 người  0,4 - 0,5ha 
Nhà văn hoá có hoạt động đặc trưng vùng miền 500 người  0,6 - 0,7ha 
400 người 0,5ha 
200 - 300 người  0,3 - 0,4ha 

2.4. Tiêu chuẩn thiết kế nhà văn hoá về cấp, thoát nước 

Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà văn hoá, hệ thống cấp, thoát nước của nhà văn hoá cần tuân thủ các quy định trong TCVN 4513 và TCVN 4474. Ngoài ra, nguồn nước cung cấp cho nhà văn hoá phải được lấy từ hệ thống cung cấp nước chung của địa phương. Trong trường hợp địa phương không có hệ thống cấp nước chung thì có thể lấy nước từ thiên nhiên như sông, suối nhưng cần phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật, qua sàng lọc, để đảm bảo nguồn nước sạch, chất lượng cho người dân. 

Tổng lượng nước lớn nhất cần phải được tính toán, đảm bảo có đủ nước cho người dân sử dụng trong mọi trường hợp. Việc sử dụng hệ thống nước nóng cục bộ hoàn toàn được phép, đặc biệt trong trường hợp có nhu cầu cần thiết như sử dụng trong các phòng học tập.

2.5. Tiêu chuẩn hệ thống thông gió, điều hoà không khí và tiếng ồn

Các phòng đông người như phòng văn nghệ, phòng đa năng, phòng khán giả,... cần lắp đặt hệ thống thông gió và điều hoà không khí. 

Lắp đặt hệ thống thông gió tự nhiên, quạt trần cho các phòng tập trung dưới 400 người. Khu vực vệ sinh cần có hệ thống khử mùi.

Tuỳ theo tính chất, chức năng của từng phòng, nhiệt độ duy trì sẽ khác nhau. Cụ thể, theo tiêu chuẩn thiết kế nhà văn hoá, phòng khán giả, phòng triển lãm, phòng đọc sách, phòng khiêu vũ, phòng học, làm việc, giải trí... cần đảm bảo nhiệt độ trong phòng là 20 - 25 độ C; phòng thể thao cần có nhiêt độ từ 18 đến 20 độ C; nhiệt độ trong phòng luyện tập tổng hợp là từ 22 đến 25 độ C.

Độ lớn tiếng ồn cho phép cũng khác nhau giữa các phòng. Cụ thể, đối với phòng âm nhạc, cấp tiếng ồn cho phép là 30dB; phòng học là 50dB; phòng vui chơi giải trí là 55dB.

2.6. Yêu cầu về chiếu sáng, kỹ thuật điện 

Tận dụng nguồn sách tự nhiên thông qua thiết kế cửa sổ, mái nhà, lỗ lấy sáng ở mái và những lỗ lấy sáng được thiết kế ở vị trí cao nhất của nhà văn hoá. Ngoài ra, kết hợp chiếu sáng hỗn hợp và chiếu sáng bên. Đặc biệt, những phòng có vai trò quan trọng càng cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên. 

Độ đồng đều nhỏ nhất cho các phòng là 0,7 cho chiếu sáng bên và 21 cho chiếu sáng hỗn hợp, theo tiêu chuẩn thiết kế nhà văn hoá.

Cần có biện pháp làm giảm độ chói khi mặt trời lên đỉnh điểm. Trong trường hợp không có ánh sáng tự nhiên, cụ thể là vào buổi tối, các phòng cần được lắp các thiét bị chiếu sáng nhân tạo. Các đường dây điện nên được dẫn ngầm hoặc âm tường để đảm bảo an toàn.