Độ nghiêng cho phép của nhà ở trong xây dựng công trình là bao nhiêu? Đáp ứng điều kiện gì để không gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến cấu trúc của cả công trình? Dưới đây, bất động sản ODT sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
1. Tiêu chuẩn độ nghiêng cho phép của nhà ở
Tuỳ từng loại công trình, nhà ở sẽ có những tiêu chuẩn về độ nghiêng, độ lún và chiều cao khác nhau. Tuy nhiên, theo quy định của TCVN 9400:2012 tiêu chuẩn quốc gia quy định về độ lún tối đa cho phép của từng loại nhà ở và công trình, thông thường độ nghiêng cho phép của nhà ở dao động trong khoảng từ 8 đến 30cm.
- Độ nghiêng cho phép của công trình dân dụng là nhà ở ở khoảng 8cm
- Độ nghiêng cho phép của nhà ở công nghiệp là 20cm
Để đảm bảo sự an toàn của công trình, độ lún của nền móng cần nhỏ hơn hoặc bằng độ lún cho phép. Nếu độ lún vượt quá độ lún cho phép, công trình sẽ bị nghiêng theo thời gian, gây ra hư hỏng hoặc thậm chí sụp đổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng và những công trình xung quanh.
2. Phương pháp đo độ nghiêng của công trình
Có nhiều phương pháp đo độ nghiêng công trình rất hiệu quả, bao gồm thả dọi, chiếu đứng và toạ độ.
Phương pháp thả dọi: Môt người đứng tại vị trí trên cao của công trình, cầm dây dọi thả xuống đất theo góc tường. Nếu dây dọi trùng với cạnh góc tường thì vị trí đó thẳng đứng.
Phương pháp chiếu đứng: Dùng máy chiếu đứng xác định 4 điểm nằm trên một trục toạ độ và giao điểm của 2 đường thẳng nối liền 2 điểm đối diện, từ đó xác định độ nghiêng của công trình.
Phương pháp đo góc: Dùng thước vuông để đo góc vuông chân tường. Nếu góc vuông chân tường trùng với góc vuông của thước thì nhà không bị nghiêng. Nếu ngược lại, thì nhà bị nghiêng.
Phương pháp toạ độ: Phương pháp này sử dụng máy kinh vĩ. Đặt máy tại một điểm cố định và tiến hành quan sát. Nếu giá trị đo của thước càng nhỏ thì sai lệch giữa độ nghiêng thực tế của công trình và tiêu chuẩn độ nghiêng cho phép càng nhỏ.
3. Nguyên nhân nhà bị lún, nghiêng
Việc tìm hiểu lý do tại sao độ nghiêng của nhà lại vượt quá tiêu chuẩn độ nghiêng cho phép, dẫn tới nhà bị lún, có nguy cơ sụp đổ sẽ giúp chúng ta tìm được cách khắc phục và phòng tránh. Dưới đây là những nguyên nhân tiêu biểu khiến nhà bị lún, nghiêng:
3.1. Xây nhà trên nền đất yếu và xử lý móng không đảm bảo
Những ngôi nhà bị lún, nghiêng thường do việc xây dựng trên nền đất yếu cùng với việc xử lý móng không đảm bảo điều kiện. Do đó, trước khi xây dựng, chủ nhà và đơn vị thiết kế thi công cần phải khảo sát địa chất thật kỹ trước khi xây dựng. Với những nơi có cấu tạo địa chất không ổn định như gần sông, đất ruộng, rạch, lớp bùn... cần phải có biện pháp xử lý như ép cọc hoặc sử dụng cọc khoan nhồi để đảm bảo an toàn.
3.2. Do ảnh hưởng từ nhà bên cạnh
Vấn đề này thường gặp ở những khu vực vùng đô thị có các công trình san sát, dày đặc. Nhiều trường hợp, nhà bên cạnh đào móng, sửa nhà cũng gây ra ảnh hưởng tới công trình, nhà ở bên cạnh. Ngoài ra, tải trọng nhà bên cạnh quá lớn cũng có thể đè lên nhà bạn, gây ra tình trạng nghiêng, đổ.
3.3. Do cải tạo nâng tầng
Đối với những ngôi nhà cũ, xuống cấp, đặc biệt nếu nền móng và kết cấu đã không ổn định, việc cải tạo nâng tầng cũng khiến nhà bị lún, nghiêng. Đối với trường hợp này, bạn cần phải vận chuyển đồ đạc xuống tầng trệt, tiến hành đo độ nghiêng của ngôi nhà, sau đó gia cố phần móng nền trước khi xây nâng tầng.
4. Các biện pháp khắc phục nhà bị lún nghiêng
Nếu ngôi nhà của bạn có độ nghiêng vượt quá tiêu chuẩn độ nghiêng cho phép của nhà ở thì cần phải có biện pháp khắc phục trước khi xảy ra việc ngoài ý muốn. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng:
- Thuê đơn vị thi công có kinh nghiệm để thi công lại phần móng nhà.
- Theo dõi tiến độ gia cố móng, tránh làm ẩu, cắt bớt nguyên liệu.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục riêng đối với từng loại kết cấu móng (móng sâu hay móng nông).
- Chống lún khi có hiện tượng nghiêng.
- Nếu ngôi nhà sát bên cạnh nhà bạn có tải trọng lớn, thì phải chống thành vách bằng cừ bê tông hoặc cừ thép.
- Sử dụng hệ thống tường vây để tránh lún, nghiêng. Ngoài ra, các biện pháp như tường neo đất, móng cọc nhồi cũng rất hiệu quả.
- Cần có biện pháp kịp thời đối với các công trình liền kề có nguy cơ sụp đổ.