Trong kế hoạch giao thông tầm nhìn 2030 khi 8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ giúp cho người dân dễ dàng di chuyển từ những vị trí quan trọng của thành phố qua các khu vực lân cận.
Tuyến Metro số 4,6,7 và 8 đang nằm trên kế hoạch của tuyến đường sắt đô thị Hà Nội. Trong tương lai những tuyến đường sắt hoàn thành cuối cùng này sẽ đem lại tiện lợi và giá trị tăng lên gấp đôi về mọi lĩnh vực. Dưới đây là các thông tin về 4 tuyến Metro đi qua.
1. Thông tin tuyến đường sắt số 4 tại Hà Nội
Tuyến Metro số 4 được di chuyển như sau: Mê Linh – Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - vành đai 2,5 - Cổ Nhuế - Liên Hà với chiều dài khoảng 54km. Trong đó tuyến này được quy hoạch đi trên cao và dưới ngầm theo thiết kế như sau:
Đoạn 1: từ Mê Linh – Đông An – Sài Đồng – Vĩnh Tuy đến Thượng Đỉnh được quy hoạch đi trên cao
Đoạn 2: từ Thượng Đỉnh đến Hoàng Quốc Việt quy hoạch đi ngầm
Đoạn cuối: từ Hoàng Quốc Việt đi Liên Hà quy hoạch đi trên cao.
Trên toàn tuyến Metro số 4 này được thiết kế 41 nhà ga và 2 depot tại Liên Hà (Đan Phượng) và Đại Mạch (Đông Anh). Tuyến Metro này khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ kết nối với các tuyến Metro số 1, số 2A, số 3 và số 5.
2. Thông tin tuyến đường sắt số 6 tại Hà Nội
Tuyến Metro số 6 được quy hoạch từ: Nội Bài – Phú Diễn – Hà Đông – Ngọc Hồi với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 43km.
Tuyến Metro này theo thiết kế chỉ có 1 ga duy nhất nằm tại trung tâm của 1 dự án tại Hà Nội. Dự án này hình thành giúp người dân kết nối các tỉnh phía Nam Hà Nội và di chuyển đến sân bay Nội Bài một cách nhanh chóng, tiết kiệm nhiều thời gian nhất.
Bản đồ các tuyến Metro Hà Nội đi qua
3. Giới thiệu thông tin tuyến đường sắt số 7
Tuyến Metro số 7 được quy hoạch từ: Mê Linh – Đô thị mới Nhổn – Vân Canh – Dương Nội với tổng chiều dài toàn tuyến là 28km.
Theo quy hoạch thiết kế của toàn tuyến này đều được đi trên cao hoặc đi cao kết nối đi ngầm trong toàn đô thị vành đai 4 do Hà Nội làm chủ đầu tư.
4. Thông tin tuyến đường sắt số 8 tại Hà Nội
Tuyến Metro số 8 dự kiến hoàn thành trước năm 2030 và được quy hoạch di chuyển từ: Sơn Đồng - Mai Dịch (tại đây sẽ trung chuyển với tuyến số 2) - vành đai 3 - Lĩnh Nam - Dương Xá với tổng chiều dài khoảng 37km. Trong đó toàn tuyến được thiết kế như sau:
Đoạn 1: Từ Sơn Đồng – Mai Dịch quy hoạch đi trên cao
Đoạn 2: Đi từ Vành đai 3 đến Lĩnh Nam sẽ quy hoạch đi ngầm
Đoạn 3: Từ Lĩnh Nam – Vượt sông Hồng đến Dương Xá quy hoạch đi cao.
Trong tương lai tuyến Metro này sẽ kết nối với tuyến Metro số 2 và số 3
5. Lợi ích các tuyến Metro tại Hà Nội đem lại
Dự án này khi hoàn thành góp phần vào hệ thống giao thông Việt Nam kết nối liên vùng từ các khu nội đến trung thành phố nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn.
Dự án còn mang lại lợi ích kinh tế cho khu vực và thúc đẩy phát triển những dịch vụ liên quan, tạo cơ hội kích cầu.
Nhiều chuyên gia cho biết dự án sẽ góp phần thúc đẩy vào thị trường bất động sản, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư sinh lợi. Ngoài ra khi các cơ sở dịch vụ phát triển sẽ tạo ra nguồn việc làm cho người dân địa phương.
Mặc khác, khi dự án đưa vào hoạt động thời gian di chuyển được rút ngắn sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Hay nói xa hơn là tiết kiệm nhiên liệu và khí thải môi trường góp phần cho đô thị thành phố ngày càng sạch đẹp, tươi mát.
Bất động sản khu vực tăng giá khi có tuyến Metro đi qua
Hi vọng bài viết trên đây giúp cho người dân lựa chọn phương tiện đi chuyển và có hướng đầu tư trong tương lai khi đường sắt đô thị Hà Nội hình thành.